-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng
Số lượng:
Tháp xử lý khí thải composite là thiết bị quan trọng trong quy trình xử lý khí thải giúp xử lý bụi bẩn, khí độc, giảm thiểu tình hình ô nhiễm không khí, góp phần bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường sống.
Khí độc bay ra từ quá trình hoàn nguyên khi sản xuất thường có nồng độ rất cao. Nên người ta hay sử dụng phương pháp đốt để khử khí độc trước khi thải hay đưa qua các công đoạn tái chế khác. Hãy cùng Gia Lâm tìm hiểu về quá trình chuyển hóa khí thải của tháp composite này nhé.
Tháp xử lý khí thải với vật liệu composite là phương pháp được ứng dụng phổ biến trong quy trình xử lý khí thải. Đây là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống xử lý khí thải cho các nhà máy có thải các chất khí độc hại ra môi trường không khí trong quá trình sản xuất. Sử dụng tháp xử lý khí thải đảm bảo khí thải ra môi trường đáp ứng tiêu chuẩn cho phép và không gây ô nhiểm .
Có nhiều loại tháp xử lý khí thải khác nhau, nhưng chủ yếu chúng được phân chia thành hai loại đó là: Tháp hấp thụ và tháp hấp phụ. Cần hiểu rõ chức năng của từng loại tháp xử lý khí thải để dễ dàng thực hiện trong việc xử lý các khí thải ô nhiễm. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về các loại tháp xử lý khí thải: Hấp thụ và hấp phụ.
Qui trình xử lý khí thải của bộ phần bằng chất liệu composite | gialamcomposite.com
Về nguyên lý hoạt động: Tháp sử dụng chất lỏng để loại bỏ các chất ô nhiễm của khí thải. Dòng khí chứa chất ô nhiễm thông qua quạt hút được dẫn từ dưới lên trên, dung dịch hấp thụ được phun từ trên xuống trong tháp. Khi khí thải tiếp xúc với dung dịch hấp thụ, các thành phần ô nhiễm sẽ bị giữ lại thông qua việc hòa tan hoặc biến đổi chất còn khí sạch thoát ra ngoài. Phần cặn rắn bị nước cuốn trôi xuống bên dưới và được đưa ra ngoài theo định kỳ.
Về thành phần chất hấp thụ: Có 2 loại đó là chất hấp thụ hóa học và chất hấp thụ vật lý. Chất hấp thụ hóa học dùng để biến đổi thành phần hóa học của khí thải thành chất khác sau đó loại ra ngoài như việc dùng nước vôi trong để hấp thụ SO2, CO2. Ngược lại, chất hấp thụ vật lý được dùng để hòa tan đơn giản mà không làm biến đổi thành phần hóa học, chủ yếu sử dụng nước và dầu nặng trong trường hợp này.
Tháp rửa khí thường rỗng và hấp thụ kiểu sủi bọt, tháp hấp thụ có vật liệu đệm. Các loại tháp này đều có chung nguyên lý hoạt động là hấp thụ các chất độc hại và bụi, đẩy ra ngoài không khí lượng khí đã được xử lý tránh gây ô nhiễm ảnh hưởng đến con người và môi trường không khí. Tiếp theo dung dịch hấp thụ được phun từ trên xuống theo phương thức nhỏ giọt trong tháp và cho khí thải đi qua trong phần thể tích rỗng của tháp hấp thụ.
Dùng tháp khí thải kiểu sủi bọt trong những trường hợp cần xử lý khí thải lượng cao, áp suất khí thải lớn. Khí thải sẽ được đi qua lớp nước dưới dạng các bọt khí và vỡ ra trên bề mặt của nước. Quá trình thu bụi và hấp thụ chất ô nhiễm diễn ra trên bề mặt các bọt khí.
Loại tháp khí thải là đệm này cho phép hoạt động với tốc độ dòng khí lớn mà không lo bị tắc nghẽn. Vật liệu đệm thường là sành, sứ, kim loại hay plastic. Quy trình tháp xử lý khí thải có vật liệu đệm đó là khí thải được dẫn từ đáy tháp và thoát ra ở đỉnh tháp. Dung dịch hấp thụ được tưới đều lên đỉnh lớp đệm và chảy dọc theo các bề mặt vật liệu đệm. Phản ứng hấp thụ xảy ra trên bề mặt ướt của lớp đệm.
Nguyên lý hoạt động của ống xử lí khí thải composite: Các chất ô nhiễm trong khí thải khi đi qua lớp vật liệu hấp phụ bị giữ lại nhờ hiện tượng hấp phụ. Nguyên liệu chủ yếu là than hoạt tính, kaolin hoạt hóa, geolit, silicagen… Tùy theo nồng độ của chất ô nhiễm mà người ta cấu tạo lớp vật liệu hấp phụ dày hay mỏng. Sau một thời gian, chất hấp phụ không thể hấp phụ thêm khí độc nữa sẽ đổ bỏ cùng rác thải hay hoàn nguyên lại chất hấp phụ.
Hình dáng bên ngoài của tháp xử lí khí thải composite | gialamcomposite.com
Đối với cả hai loại tháp xử lý khí thải này, có một số ưu điểm là vận hành đơn giản, tốn ít năng lượng, quá trình sửa chữa, bảo dưỡng đơn giản. Nguyên liệu sử dụng đơn giản, dễ kiếm, ngoài việc xử lý khí thải độc hại, còn lọc được một lượng bụi lớn, hiệu suất xử lý cao.
Với hai loại tháp xử lý khí thải, mỗi loại có những nhược điểm khác nhau.
Tháp xử lý khí thải hấp thụ: Việc sử dụng chất hấp thụ để biến đổi chất độc hại dẫn đến hiện tượng ăn mòn, vì thế phải bảo trì thường xuyên. Đối với trường hợp hoàn nguyên dung dịch hấp thụ thì quá trình này tốn thêm chi phí hoàn nguyên. Ngược lại, nếu không hoàn nguyên thì chúng ta cần phải xử lý nước thải sau quá trình hấp thụ.
Tháp xử lý khí thải hấp phụ: Việc lắp đặt tháp cồng kềnh, tốn nhiều diện tích. Ngoài ra, chúng ta cần có hệ thống lọc bụi trước khi đưa khí thải vào tháp hấp phụ. Đối với những chất ô nhiễm có nồng độ lớn, không khuyến khích sử dụng phương pháp này.
Từ những nhược điểm của từng phương pháp trên, các bạn có thể lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp, lựa chọn thiết bị và vật liệu chế tạo tháp xử lý khí phù hợp. Tùy vào mức đầu tư cho phép chủ đầu tư có thể lựa chòn các thiết bị theo yêu cầu vận hành ( hệ thống có thể tự động hóa cao hoăc bán tự động ). Do đặc điểm dung dịch sử dụng thường là hóa chất có tính Axid hoặc Bazờ cao, vì vậy các thiết bị cũng cần phải chịu được hóa chất.
Tháp xử lí khí thải composite được sản xuất tại Gia Lâm | gialamcomposite.com
Công ty chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm gia công sản xuất tháp xử lý khí thải bằng vật liệu composite cho nhiều dự án nhà máy sản xuất chế biến. Với đội ngũ kỹ thuật viên có tay nghề cao trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm chất liệu composite nên quý khách có thể yên tâm mua về sử dụng.
Công ty Gia Lâm Composite chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng nhất có khách hàng, để biết thêm chi tiết hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chọn lựa sản phẩm nhé!