Quy trình chống thấm bằng composite từ A - Z

Quy trình chống thấm bằng composite từ A - Z

Chống thấm bằng Composite đang được rất nhiều nhà đầu tư, người sử dụng đánh giá là một trong những giải pháp chống thấm, chống ăn mòn hiệu quả nhất. Với giá thành không hề cao nên bọc phủ nền Composite FRP đang ngày càng được phổ biến và trọng dụng hơn.

Vậy quy trình chống thấm bằng nhựa Composite là như thế nào? Hôm nay, GiaLamComposite sẽ cùng bạn tìm hiểu về vật liệu này và quy trình thi công bọc phủ nền chuyên nghiệp của chúng tôi.

 

Hình - Thi công bọc phủ nền Composite FRP

 

Thông tin về vật liệu Composite FRP

Nhựa Composite hay nhựa FRP là một loại vật liệu xây dựng nhân tạo rất phổ biến, được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích chống thấm, chống ăn mòn. Thành phần chính dùng để sản xuất ra loại vật liệu này là polime, sợi thủy tinh (hoặc amiang và silic),…và một số loại hợp chất kim loại khác.

Vật liệu được tận dụng rất nhiều để lót nền sàn, nền các bể chứa vì có các ưu điểm sau:

1. Có khả năng chống chống ăn mòn bởi hóa chất, chống thấm nước hiệu quả.

2. Chịu nhiệt độ tốt kể cả khi có sự thay đổi đột ngột và chịu lực tốt, hạn chế bị biến dạng dưới tác động vật lý hay cơ học từ ngoại lực và có tính cách nhiệt.

3. Độ bền cao, tăng tuổi thọ của vật liệu được bọc phủ nền Composite lên tới 20 năm.

4. Ứng dụng linh hoạt nhiều loại công trình như sàn nhà, sân thượng, lòng hồ bơi, trần nhà, …

5. Chi phí rẻ hơn, chỉ bằng 1/6 khi so với các loại vật liệu chống thấm khác.

6. Thành phần cấu tạo an toàn với sức khỏe con người, thân thiện với môi trường.

7. Thi công đơn giản, nhanh gọn, có thể sử dụng ngay khi hoàn thành. Giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Với những ưu điểm trên, Composite còn được sử dụng để bảo vệ sản phẩm, công trình cho rất nhiều hạng mục khác nhau trong đời sống như bể bơi, bể chứa nước, sân thượng, nhà vệ sinh, tường ngoài, …

 

Hình - Các bồn chứa được phủ Composite

 

Quy trình chống thấm bằng Composite FRP

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và vệ sinh sạch bề mặt cần chống thấm trước khi bọc phủ nền Composite

- Công tác vệ sinh làm sạch bề mặt cần chống thấm là bước đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình lót phủ nền chống thấm . Khi bề mặt sạch sẽ, lớp chống thấm Composite sẽ kết dính chặt chẽ hơn. Nhờ đó, hiệu quả chống thấm cũng cao hơn. 

- Tùy thuộc vào tình trạng mặt bằng bạn có thể làm sạch bề mặt bằng cách dùng chổi quét chuyên dụng hoặc vòi rửa cao áp. Những bề mặt có vết nứt hay lồi lõm nên xử lý bằng cách trám xi măng hoặc đục đẽo bằng máy chuyên dụng sao cho bằng phẳng.

Bước 2: Chuẩn bị hỗn hợp chống thấm với vật liệu Composite

- Để nâng cao hiệu quả chống thấm, nhiều người thường kết hợp nhựa Composite cùng với xi măng theo tỷ lệ 1:1. Khi trộn hai loại vật liệu này với nhau sẽ thu được một hỗn hợp dạng lỏng giống như keo.

- Dựa vào diện tích bề mặt thi công mà tính được khối lượng vật liệu sử dụng bao nhiêu.

Bước 3: Thi công lớp chống thấm Composite

- Sử dụng hỗn hợp trên, quét lần lượt 3 lớp lên bề mặt. Thời gian quét mỗi lớp cách nhau ít nhất 8 giờ để lớp trước được khô. Lưu ý bạn cần kiểm tra bề mặt để chắc chắn rằng lớp chống thấm trước đã khô và kết dính chặt chẽ.

 

Hình - Thi công bọc phủ nền Composite FRP

 

Cơ sở thi công bọc phủ nền chuyên nghiệp - GiaLamComposite

GiaLamComposite đã có kinh nghiệm thi công và hoàn thành rất nhiều dự án, tất cả đều nhận được sự hài lòng từ phía khách hàng. Chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho bạn các sản phẩm được bọc phủ nền Composite chất lượng, dịch vụ thi công chuyên nghiệp và uy tín, chính sách bảo hành bảo dưỡng thiết bị tốt nhất và ưu đãi nhất. 

 

 

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ KỸ THUẬT
GIA LÂM COMPOSITE
Văn Phòng: 55/18 Huỳnh Thị Hai, P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Tp.HCM
Xưỡng sản xuất: 741 Bùi Công Trừng, Nhị Bình, Hốc Môn, Tp.HCM

Hotline: 0912.540.050
Website: gialamcomposite.com
EmailGialamfrp@gmail.com

Viết bình luận của bạn