-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tìm hiểu cơ chế hình thành khí biogas trong bồn biogas composite
10/18/2022 01:02:55
Đăng bởi LÊ HỮU ĐỊNH
(0) bình luận
Trong cuộc sống hiện nay, có rất nhiều loại khí khác nhau. Sẽ có nhiều người đã nghe đến khí Biogas và ngược lại có nhiều người đây là lần đầu tiên nghe đến. Vậy khí Biogas là khí gì? Chúng có độc hại hay không? Cơ chế hình thành và nguyên lý hoạt động ra làm sao? Chúng giúp ích được gì cho chúng ta? Cùng nhau tìm hiểu nhé!
Đầu tiên khí Biogas là gì?
Thành phần chính của loại khí này là hỗn hợp khí Methane, CO2 và một số chất khác phát sinh từ sự phân hủy hợp chất hữu cơ. Loại khí này còn có tên gọi khác là khí sinh học.
Khí Biogas được sản xuất bằng cách ủ kín các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi, rác thải sinh hoạt. Loại khí này có khả năng bắt lửa cao, dễ cháy nên có thể dùng làm nguồn khí đốt phục vụ sinh hoạt hay chuyển thành điện năng.
Từ các thành phần được nêu trên có thể thấy, khí Biogas là khí độc. Hít phải lượng lớn khí này rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, khi loại khí này được xử lý thành nguyên liệu đốt, thắp sáng thì nó sẽ không còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người nữa. Có thể giúp hạn chế hiệu ứng từ nhà kính, có ý nghĩa lớn lao trong việc bảo vệ môi trường.
Ứng dụng của khí Biogas trong thực tiễn
Khí Biogas là một công nghệ hiện đại đem đến những giá trị to lớn có con người và môi trường. Một số ứng dụng phổ biến của khí Biogas:
- Dùng hầm/ bồn Biogas trong chăn nuôi: Giúp giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ, xử lý triệt để các chất thải chăn nuôi, giảm thiểu các vấn đề giun sán và bệnh truyền nhiễm, hạn chế được các mùi hôi thối.
- Sản xuất ra nguồn cung năng lượng sạch: Khí Biogas có thể tạo ra lửa, điện năng để thắp sáng hay nhiên liệu đốt cháy động cơ,...
- Ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp: Các chất thải của chăn nuôi sau khi cho vào hầm/ bồn Biogas sẽ được chuyển hóa thành khí sinh học. Phần cặn bã thì được dùng để ủ phân bón hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, còn phần nước thải từ hầm/ bồn sẽ được dùng để tưới trực tiếp cho hoa màu.
Cơ chế hình thành Biogas trong hệ thống bồn Biogas Composite
Cơ chế hình thành biogas được diễn ra theo hai con đường
Con đường thứ nhất gồm 2 giai đoạn
Giai đoạn 1: Giai đoạn Axit hóa Xenlulozo và tạo muối
Giai đoạn 2: Phân hủy muối hữu cơ giúp lên men Metan
Con đường thứ hai cũng có 2 giai đoạn
Giai đoạn 1: Xảy ra phản ứng Axit hóa Xenlulozơ và thủy phân Axit tạo ra CO2 và H2
Giai đoạn 2: Tổng hợp khí Metan từ phản ứng hóa học giữa CO2 và H2
Nguyên lý hoạt động của bồn Biogas Composite
Để tạo ra được khí Biogas, chất thải cần đi qua nhiều cửa khác nhau với từng chức năng riêng biệt như sau:
- Nạp nguyên liệu theo cửa nạp nguyên liệu vào bồn phân giải, cứ thế nạp cho tới khi ngập đầy mép cửa dưới.
- Ban đầu khi mới nạp vào, áp suất chưa tạo nên khí áp vẫn chưa có sự dịch chuyển. Quá trình lên men ở ngăn chứa sẽ có khoảng thời gian nhất định.
Khí Biogas được tạo ra và áp suất bắt đầu có sự thay đổi, khí sẽ được đẩy lên ngăn trên của bồn. Khí gas đầy hơn thể tích của bồn khi đó chúng sẽ tự động và đẩy các chất cặn bã trong hầm ra ngoài theo cửa ra.
Đồng thời, khí sinh ra nhiều sẽ tạo ra được áp lực đẩy khí lên qua ống dẫn khí lên các vật dụng cần khí để hoạt động.
- Khí gas được tạo ra có thể sử dụng để đun nấu bình thường, chạy máy phát điện,…Sau khi nạp nguyên liệu, cửa nạp được đóng lại vì thế lúc nào áp suất trong hầm luôn ở tình trạng kín khí hoàn toàn.
Bài viết trên là các thông tin về cơ chế tạo ra khí Biogas và nguyên lý hoạt động của hầm/ bồn Biogas Composite. Hy vọng chúng có thể giúp ích cho bạn.
Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay cho Gia Lâm Composite nhé - Đơn vị chuyên sản xuất cung cấp các sản phẩm từ vật liệu Composite đảm bảo uy tín, chất lượng.
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ KỸ THUẬT
GIA LÂM COMPOSITE
Văn Phòng: 55/18 Huỳnh Thị Hai, P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Tp.HCM
Xưỡng sản xuất: 741 Bùi Công Trừng, Nhị Bình, Hốc Môn, Tp.HCM
Hotline: 0912.540.050
Website: gialamcomposite.com
Email: Gialamfrp@gmail.com